Home / Kiến Thức Chuyên Nghành / Kỹ thuật và phương pháp thi công cốp pha dầm, sàn

Kỹ thuật và phương pháp thi công cốp pha dầm, sàn

    Thi công Cốp pha và giàn giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông. Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết. Cốp pha dầm sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.

1. Những yêu cầu về kỹ thuật trong thi công coppha dầm sàn

    Ván ép coppha theo nghĩa rộng bao gồm cả phần chịu lực và phần ván khuôn nhưng trên thực tế chúng ta vẫn hiểu coppha theo nghĩa hẹp đó là phần khuôn đúc bê tông. Theo đó, coppha là một loại thiết bị xây dựng dùng trong việc chế tạo nên một kết cấu bê tông và cả bê tông cốt thép. Nhiệm vụ của hệ thống coppha chính là thành phần chứa đựng vữa xây giúp định hình kết cấu bê tông, nó cũng đóng vai trò truyền trọng tải sang các thành phần còn lại của hệ thống.

Chuyên thi công đóng coppha tại Quảng Nam

Trong thi công coppha dầm sàn thì hệ thống coppha cần đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật nhất định như:

  • Khi lắp đặt khuôn đúc bê tông thì ván coppha phải đảm bảo được độ cứng, sự ổn định, dễ dàng trong việc tháo lắp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt cốt thép và đổ bê tông.
  • Coppha khi lắp đặt phải ghép thật kín và khít sao cho không làm mất đi phần nước xi măng khi đổ bê tông
  • Coppha dầm sàn phải được lắp ghép trước sau đó mới lắp đặt phần cốt thép vào.

 

2. Phương pháp thi công coppha dầm sàn

  • Dầm, sàn là những hạn mục có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ công trình. Chính vì vậy, việc thi công coppha dầm sàn phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết.
  • Ván coppha sử dụng trong thi công coppha dầm sàn phải bằng phẳng, không cong vênh hay biến dạng.
  • Độ vồng khi thi công phải đáp ứng được 3/1000 nhịp của dầm. Có thể chống giữ ván thành của khuôn bằng cách sử dụng gông mặt hoặc thành chống xiên từ bên ngoài.
  • Để cho các cây chống coppha thật chắc, nên sử dụng những tấm lót dày khoảng 3cm. Các tấm ván lót này phải được đặt trên mặt phẳng, giữa ván lót và chân cây chống phải có nêm điều chỉnh.
  • Khoảng cách giữa phần coppha và thép phải nằm trong phạm vi cho phép. Chiều cao và chiều rộng của hệ thống coppha phải tuân theo thiết kế của kết cấu bê tông.
  • Phần ván coppha đáy dầm phải được chống đỡ bởi hệ thống thanh ngang và cột chống. Khoảng cách giữa các cột chống này phải đám ứng được khả năng chịu lực, độ võng của ván dầm phải nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

>> Thi công coppha Đà Nẵng

3. Cách thi công coppha sàn

    Trước tiên, sử dụng coppha thép đặt trên hệ thống giàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ thống xà gồ gỗ. Sử dụng tối đa diện tích coppha thép để định hình, đối với diện tích còn lại thì sử dụng coppha bằng gỗ. Dọc theo chu vi mặt sàn ta sử dụng ván diềm được liên kết đinh con đỉa và thành của coppha dầm và dầm đỡ coppha dầm.

Chuyên thi công đóng coppha tại Quảng Nam

    Sau khi lắp đặt thi công coppha dầm sàn cần kiểm tra hình dáng và kích thước của cả hệ thống theo tiêu chuẩn hiện hành. Kiểm tra độ cứng chắc của hệ thống chống đỡ. Kiểm tra độ bằng phẳng của ván coppha phần tiếp xúc với bề mặt bê tông. Kiểm tra tim dầm, kẻ hở giữa các tấm coppha, khoảng cách giữa cốt thép và vách khuôn. Coppha dầm sàn chỉ được tháo dỡ khi bê tông đã đạt được độ cứng cần thiết và đã chịu được trọng lượng của bản thân và tải trọng của các chi tiết liên quan.

4. Cách thi công coppha dầm

    Coppha dầm hay ván khuôn dầm bao gồm 1 ván khuôn đáy và 2 ván khuôn thành. Đầu tiên cần xác định tim dầm bằng thiết bị chuyên dụng. Tiếp đến, rải các tấm ván lót để bắt đầu đặt chân cột chống. Sau đó tiến hành đặt các cây chống chữ T, sử dụng 2 cây chống đặt sát cột rồi cố định 2 cột chống, nên đặt thêm một số cột chống dọc theo tim dầm.

    Tiếp tục rải ván đáy dầm lên xà đỡ cột chống chữ T, cố định 2 đầu bằng giằng. Lắp đặt các tấm ván khuôn thành, liên kết thành với đáy dầm bằng đinh. Mép trên của ván khuôn được cố định bằng gông, cây chống xiên và bu lông. Cuối cùng, kiểm tra tim dầm lại lần nữa rồi điều chỉnh độ cao đáy dầm sao cho đúng với thiết kế.

 5. Yêu cầu kỹ thuật của ván khuôn khi thi công

    Độ vững chắc: Ván khuôn khi thi công phải đạt độ dày theo đúng quy định, đảm bảo độ cứng, độ ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông. Không bị biến dạng dưới trọng lượng của bê tông cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công,

    Ván khuôn không được hở phải được ghép kín, khít đảm bảo không cho nước xi măng chảy ra ngoài trong quá trình đổ bê tông 

    Lựa chọn ván khuôn phải đúng kích thước, hình dáng, loại bỏ những ván khuôn bị cong vênh, đảm bảo khi gia công, lắp ghép đúng hình dáng, kích thước của kết cấu theo thiết kế

    Cây chống phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và quy cách. Mật độ cây chống phải được tính toán cụ thể. Gỗ chống phải được chống xuống chân đế bằng gỗ, phải được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công 

   Ván khuôn có thể sử dụng bằng gỗ hoặc tole, mỗi loại sẽ có kích thước, tiêu chuẩn riêng cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc

    Đối với ván khuôn sàn có thể lót thêm bạt ở trên ván, để hạn chế việc mất nước xi măng

    Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến độ chịu lực của gỗ ván và đà giáo

Chuyên thi công đóng coppha tại Quảng Nam

  5.1. Đối với ván khuôn móng cột

    Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp sau khi đã lắp dựng cốt thép

            – Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn

            – Ghép ván khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể

            – Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, qua các vị trí đó đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường

             – Cố định ván khuôn móng bằng các thanh chống cọc cừ.

>> Thi công đóng coppha Quảng Nam

   5.2. Đối với ván khuôn cột

            – Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo dựng ván khuôn. Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột

            – Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột

            – Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột

            – Dùng gông (bằng thép hoặc gỗ cố định), khoảng cách các gông khoảng 50 cm 

Chú ý: phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có trừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông.

 * CÁCH LẮP GHÉP

            + Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền

            + Ghim khung cố định chân cột bằng các đệm gỗ đặt sẵn trong lòng khối móng để làm cữ

            + Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi đóng đinh liên kết 4 mảng với nhau, lắp gông và nêm chặt

            + Dùng dọi kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột

            + Cố định ván khuôn cột bằng các neo hoặc cây chống.

  5.3. Đối với ván khuôn dầm 

   Gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy. Cách lắp dựng như sau:

            – Xác định tim dầm

            – Rải ván lót để đặt chân cột

            – Đặt cây chống chữ T, đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm

            – Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T, cố định 2 đầu bằng các giằng

            – Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông, cây chống xiên, bu lông

            – Kiểm tra tim dầm, chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế.

   5.4 . Đối với ván khuôn sàn

           – Dùng ván khuôn thép đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gồ bằng gỗ, dùng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình, với các diện tích còn lại thì dùng kết hợp ván khuôn gỗ.

          – Theo chu vi sàn có ván diềm ván diềm được liên kết đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván khuôn dầm.

About Coppha Đà Nẵng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *