Home / Kiến Thức Chuyên Nghành / Hướng dẫn thi công đèn ray nam châm đúng kĩ thuật

Hướng dẫn thi công đèn ray nam châm đúng kĩ thuật

Hướng dẫn thi công đèn ray nam châm đúng kĩ thuật

    Đèn ray nam châm – Xu hướng chiếu sáng mới, hiện đại, sang trọng, an toàn và thẩm mỹ cho không gian sống ngày nay. Mặc dù được đánh giá là dễ lắp đặt, sử dụng nhưng cần thi công đúng kỹ thuật thì mới đem lại hiệu quả, độ ổn định cao nhất cho hệ đèn

1. Hướng dẫn cách lắp đèn ray nam châm đúng chuẩn kỹ thuật

Mặc dù được đánh giá là dễ lắp đặt, sử dụng nhưng cần thi công đèn ray nam châm đúng kỹ thuật thì mới đem lại hiệu quả cao và độ hoạt động ổn định lâu bền nhất cho hệ đèn. Muốn đèn ray nam châm sáng và hoạt động được thì trước tiên cần lắp đặt hệ thanh đèn nam châm trước. Bên cạnh đó cần có bộ đổi nguồn để chuyển đổi điện áp thông thường thành điện áp một chiều 24V. Lắp đặt thanh ray nam châm lên trần, tường có 3 kiểu phổ biến: Lắp âm trần, lắp nổi và lắp treo thả. Trong đó lắp thanh ray nam châm nổi, treo thả thường áp dụng cho trần cao, sảnh lớn,…

1.1. Cách lắp đèn ray âm trần thạch cao

Để thi công hệ đèn ray nam châm âm trần đúng chuẩn, bạn cần phải lắp ray đèn nam châm cùng thời điểm thi công trần thạch cao. Bởi hệ ray cần được lắp âm hệ ray vào trần, tạo bộ khung ray cố định trong trần. Chính vì vậy, đội thi công lắp đèn cần phải phối hợp mật thiết với đội thi công trần thạch cao vừa giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao tính thẩm mỹ và đạt hiệu quả cao khi hoàn thiện không gian của bạn.
Lưu ý quan trọng: Nếu như khách hàng đã làm trần thạch cao rồi mà muốn lắp đèn led nam châm thì nên lựa chọn phương án lắp nổi đèn ray nam châm hoặc lắp thả trần. Bởi khi thi công hệ ray âm trần bạn sẽ tốn nhiều công sức đục khoét và xác định vị trí sao cho không làm hỏng các thiết bị khác. Ngoài ra, nó sẽ mất đi mỹ quan vốn có ban đầu của trần nhà.
Tiến hành lắp đặt đèn thanh ray âm trần thạch cao theo các bước sau:
  • Bước 1: Cần xác định vị trí lắp đặt của hệ khung ray trên hệ thống trần thạch cao trước.

lắp đặt đèn ray nam châm

 
Định hình thanh ray trên khung thạch cao
  • Bước 2: Cố định, bắt vít liên kết giữa thanh ray nam châm và hệ trần
  • Bước 3: Sau khi đã định vị và cố định được thanh ray nam châm âm trần thì đội thợ đèn sẽ đấu nguồn ray nam châm âm trần thạch cao để sau cung cấp điện cho hệ thống đèn ray. Sau khi hệ ray nam châm đã hoàn thành thì đội thạch cao tiếp tục công việc của mình như bình thường.

lắp đặt đèn ray nam châm

 
Tiến hành đi đường điện cho hệ thanh ray nam châm
  • Bước 4: Trần thạch cao làm xong thì gắn đèn lên thanh ray.

lắp đặt đèn ray nam châm 2

 
Hoàn thiện lắp đặt hệ đèn led ray nam châm

1.2. Cách lắp đặt thi công đèn ray nam châm với hệ ray nổi và hệ ray thả trần

Thi công đèn thanh ray nam châm lắp nổi và thả trần sẽ đơn giản, nhanh chóng hơn so với thi công lắp âm trần. Vì nó sẽ không ảnh hưởng đến quy trình hay tiến độ thi công của đội làm trần. Với hệ ray nổi và thả trần thì đội thợ thi công chỉ cần xác định vị trí lắp đèn để khoan gắn hệ ray lên trần hoặc thả cáp treo hệ ray. Các bước thực hiện gần như giống với lắp ray âm trần mà chúng tôi đã chi sẻ phía trên, chỉ khác là đèn nam châm nổi bạn sẽ lắp đặt sau khi hoàn thành trần thạch cao. Các bước cơ bản như sau:
  • Bước 1: Xác định vị trí lắp đèn led ray nam châm
  • Bước 2: Tiến hành khoan vít cố định. Nếu bạn lắp hệ ray nổi hãy định hình thiết kế và bắt vít theo những vị trí đã chọn sẵn. Còn nếu lắp ray thả, bạn xác định vị trí gắn các dây treo để đèn có thể thẳng bằng trong không gian.
  • Bước 3: Say khi bắt vít cố định, bạn tiến hành đi đường điện, nối nguồn cấp điện cho hệ ray.
  • Bước 4: Sau khi hoàn thiện các bước trên bạn hãy lắp đèn vào và kiểm tra khả năng hoạt động của nó.
lắp đặt đèn ray nam châm 2
Thi công hệ ray nổi, treo thả

2. Cách lựa chọn đèn ray nam châm phù hợp

2.1. Lựa chọn kích thước đèn ray nam châm phù hợp

Như mọi người đã biết, kích thước đèn ray nam châm rất đa dạng. Một số kích thước thường dùng như: 23cm, 33cm, 43cm, 53cm. Việc lựa chọn kích thước đèn sẽ phụ thuộc vào ý đồ thiết kế và thẩm mỹ không gian do các kiến trúc sư điều chỉnh để phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú trọng đảm bảo kích thước đèn ray nam châm âm trần và lắp nổi phù hợp đủ để cấp sáng cũng như lắp đèn quá dày khiến mật độ sáng quá cao gây khó chịu.

lắp đặt đèn ray nam châm 2

Chọn kích thước đèn phù hợp

2.2. Lựa chọn đèn ray nam châm theo giá thành

Đèn thanh ray nam châm cũng có nhiều mức giá khác nhau tùy vào kích thước và nguyên liệu sử dụng. Bởi vậy, khi lựa chọn đèn nam châm làm hệ thống chiếu sáng cho gia đình thì bạn cũng nên cân nhắc chọn loại đèn phù hợp với tài chính cá nhân nhé

3. Tại sao nên sử dụng đèn ray nam châm

lắp đặt đèn ray nam châm 6

 

 

  • Đèn ray nam châm là mẫu đèn mang tới sự tiện lợi, hiện đại và tinh tế. Kiểu dáng đèn đa dạng và sang trọng có thể kể đến các mẫu: đèn rọi chiếu điểm ray nam châm, đèn rọi tiêu điểm, đèn gấp từ tính, đèn thả trần ray nam châm,… Chúng mang tới không gian sống đầy tính nghệ thuật. Kích thước đèn ray nam châm khá nhỏ gọn, giúp tiết kiệm diện tích và giữ được sự thông thoáng cho không gian.
  • Ánh sáng đèn ray nam châm đẹp, ổn định. Với việc sử dụng công nghệ LED chiếu sáng, nguồn sáng mà đèn mang lại chân thực và không gây chói. Ngoài ra, đèn LED còn giúp tiết kiệm điện hiệu quả, giúp gia đình bạn giảm được một khoản chi phí hàng tháng.

 

  • Đèn sử dụng đa dạng các loại ray nam châm: ray nam châm lắp âm, ray nam châm lắp nổi, ray nam châm thả. Mỗi thanh ray có chiều dài từ 1m đến 3m và có thể ghép nối tùy ý giúp bạn dễ dàng lắp đặt và điều chỉnh.
  • Trên một thanh ray nam châm, bạn có thể sử dụng kết hợp nhiều loại đèn chiếu sáng. Đồng thời có thể dễ dàng sắp xếp, thay đổi vị trí đèn theo ý muốn của bạn. 
  • Cách lắp đèn ray nam châm rất đơn giản. Bên cạnh đó, với việc sử dụng dòng điện 1 chiều DC48V, đèn ray nam châm mang tới sự an toàn cho người sử dụng. Bạn có thể chạm trực tiếp vào đèn để chỉnh hay thay đèn mà không lo nguy hiểm. 
  • Đèn ray nam châm thích hợp lắp đặt ở nhiều vị trí và không gian như phòng khách, phòng ngủ, showroom, phòng triển lãm, cửa hàng thời trang,… Chúng mang những đặc tính chiếu sáng nổi bật cùng tính thẩm mỹ cao.
 
4. Cách lắp đèn ray nam châm đúng kỹ thuật

Cách lắp đèn ray nam châm khá dễ và người dùng có thể tự thực hiện. Tuy nhiên, việc lắp đặt cũng cần tìm hiểu cẩn thẩn để đảm bảo đúng kỹ thuật, giúp đèn hoạt động an toàn, ổn định trong suốt quá trình sử dụng.

4.1 Lắp đặt thanh ray nam châm

  • Với thanh ray nam châm lắp âm (thanh ray nam châm âm trần): Để lắp đặt thanh ray này bạn cần lắp đồng thời với quá trình làm trần thạch cao (nếu có). Điều này sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tiến độ của một công trình. Theo bản vẽ của kiến trúc sư, đội thạch cao và lắp đèn sẽ định vị hệ đèn trên khung xương thạch cao trước. Từ đó sẽ cố định và bắt vít liên kết thanh ray và hệ trần. Sau khi đã cố định được ray nam châm, người thợ sẽ tiến hành đi hệ thống dây điện chờ ở trên trần thạch cao để cung cấp nguồn điện cho hệ ray này. 

lắp đặt đèn ray nam châm 7

 

 

  • Với thanh ray lắp nổi hoặc thả trầnCách lắp đặt ray nam châm này sẽ dễ dàng hơn. Loại ray này được sử dụng khi phần thi công trần nhà đã hoàn thiện, vì vậy sẽ không làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công. Lúc này việc lắp ray âm sẽ mất nhiều thời gian và dễ làm hỏng trần. Lựa chọn thanh ray nam châm lắp nổi hoặc thả trần sẽ là sự lựa chọn đơn giản và tối ưu nhất. Người thợ chỉ cần khoan và thả dây cáp treo xuống. Sau đó sử dụng các phụ kiện để lắp đặt ray và kết nối chúng thành một khối. Việc lắp đặt này nên có sự tư vấn của kiến trúc sư. Cuối cùng là bước cấp điện cho hệ ray.

4.2 Cách đấu nối nguồn điện cho hệ đèn ray nam châm

Hệ đèn led ray nam châm sử dụng toàn bộ điện áp 48V nên khi sử dụng, chúng ta phải dùng bộ nguồn chuyển đổi dòng điện 220V thông thường sang dòng điện thấp hơn là 48V.

 

Hệ đèn ray nam châm

  • Vì phải đấu điện thông qua bộ nguồn chuyển đổi nên nhiều người sẽ có suy nghĩ nó phức tạp khi lắp đặt, nhưng trên thực tế, chúng ta chỉ cần một vài kĩ năng cơ bản là có thể dễ dàng lắp đặt.
  • Để chuẩn bị đấu nối nguồn điện cho thanh ray nam châm, chúng ta cần chuẩn bị: đầu dây cấp nguồn 220V, nguồn 48V (Meanwell, LEYU,…), đầu cấp nguồn cho ray nam châm.

Hướng dẫn đấu điện cho hệ ray nam châm:

Trên bộ nguồn 48V sẽ được đánh dấu sẵn các kí kiệu: L, N, +, – để dễ dàng phân biệt

– Tại vị trí có kí hiệu L, N chúng ta sẽ nối nguồn điện 220V vào 2 vị trí này

– Tiếp đó sẽ đến kí hiệu dành cho phần dây tiếp địa, nếu nhà chúng ta không có dùng dây tiếp địa thì có thể bỏ qua phần này

– Sau vị trí dành cho dây tiếp địa sẽ là 2-4 vị trí đầu ra điện áp 48V để đấu với đầu cấp nguồn ray nam châm

lap ray nam cham

 

Hướng dẫn đấu điện cho ray nam châm

Đầu cấp nguồn ray nam châm được thiết kế với 2 đầu, 1 đầu dây điện và 1 đầu tiếp xúc để nối với thanh ray

– Đầu dây điện của cấp nguồn bao gồm 2 dây: màu đỏ và màu xanh, dây màu đỏ sẽ nối với kí hiệu “+” trên nguồn 48V, tương tự dây màu xanh sẽ nối với kí hiệu “-”

– Đầu còn lại của cấp nguồn được bố trí những gờ nhỏ bằng đồng để tiếp điện tốt với thanh ray, khi các bước đấu điện đã hoàn thành, chúng ta chỉ cần ấn sập đầu cấp nguồn này vào thanh ray là đã hoàn thành bước đấu nối điện cho hệ đèn

3. Một vài lưu ý khi đấu nối nguồn điện cho hệ đèn ray nam châm

Hệ đèn nam châm rất dễ dàng để đấu nối nguồn điện, nhưng cũng có một số lưu ý nhỏ khi lắp đặt để hệ đèn sử dụng hiệu quả hơn:

– Trên đầu cấp nguồn sẽ có một nút nhỏ màu đỏ, khi sập đầu cấp nguồn xuống cần nhấn giữ nút đỏ này và ấn sát xuống đáy của thanh ray để điện được tiếp xúc tốt nhất

lap ray nam cham

 

Nút đỏ trên đầu cấp nguồn

   – Nếu cần cấp nguồn cho 1 thanh ray dài >5m hoặc 1 hệ đèn tương đối lớn, cần cân đối lựa chọn vị trí đặt đầu cấp nguồn phù hợp để điện được phân bố đều trên thanh ray

– Nguồn 48V có nhiều loại công suất khác nhau như 100W, 150W, 200W,…chúng ta nên lựa chọn nguồn vừa phải với số lượng đèn sử dụng trên hệ ray

lap ray nam cham

 

 

Nguồn Meanwell 48V

Thông qua bài viết chia sẻ, hy vọng mọi người có thêm kiến thức về cách đấu nối nguồn điện cho hệ đèn ray nam châm và kiểm soát tốt quá trình lắp đặt hệ đèn trong gia đình mình

About Coppha Đà Nẵng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *