Thi công cốp pha, ván khuôn, giàn giáo chuyên nghiệp an toàn
1. Kỹ thuật thi công ván khuôn móng cột.
- Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp đặt sau khi lắp dựng cốt thép.
- Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn, tránh tình trạng bị lệch.
- Sau đó, ghép vào khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể.
- Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, tính luôn vị trí đóng các nẹp gỗ.
- Đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường.
- Cuối cùng cố định ván khuôn bằng thanh chống cọc cừ.
2. Kỹ thuật thi công ván khuôn cột.
- Tiến hành đổ mầm cột cao 50mm, tạo dưỡng dựng ván khuôn.
- Đặt sẵn các thép chờ lên sàn nhà để tạo chỗ neo cho cốp pha cột.
- Gia công thành từng mảng để có kích thước bằng kích thước của mặt cột.
- Sau đó ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.
- Dùng gông (chất liệu gỗ hoặc thép ), khoảng cách các gông tầm 50 cm .
- Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền rồi ghim khung cố định chân cột.
- Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến mảng phía ngoài, đóng đinh liên kết.
- Lắp gông và nêm chặt, sử dụng dọi để kiểm tra độ thẳng và cứng của cột.
- Cố định ván khuôn cột bằng các neo hoặc cây chống là hoàn thiện.
3. Kỹ thuật thi công ván khuôn dầm.
- Trước tiên cần xác định tim dầm, rải ván lót để đặt chân cột.
- Thứ hai, đặt cây chống có hình dáng chữ T, sát cột, cố định 2 cột chống.
- Tiếp theo, đừng quên đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm của ván khuôn.
- Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống, rồi cố định 2 đầu bằng các giằng.
- Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh với đáy dầm, cố định mép trên.
- Cuối cùng, kiểm tra tim dầm và chỉnh độ cao của đáy dầm đúng bản thiết kế.
- Dùng ván khuôn thép đặt trên hệ dàn giáo chữ A, chịu lực bằng thép và hệ xà gồ.
- Sử dụng tối đa diện tích ván khuôn thép để định hình.
- Các diện tích còn lại thì sử dụng ván khuôn chất liệu gỗ.
- Chu vi sàn có ván diềm được liên kết bằng đinh con đỉa, bám vào thành ván khuôn dầm.
5. Nghiệm thu ván khuôn sau khi lắp đặt.
- Nghiệm thu ván khuôn sau khi lắp đặt thông qua việc kiểm tra hình dáng kích thước của ván theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995. Sau đó kiểm tra độ cứng, bền vững của hệ thống.
- Độ phẳng của mặt phải ván khuôn cũng chính là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với bê tông.
- Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau có chính xác hay không, tỉ lệ như thế nào?
- Kiểm tra chi tiết chôn ngầm, tim cốt, kích thước kết cấu, khoảng cách ván khuôn.
- Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha rồi nghiệm thu ván khuôn.
6. Khi nào tháo dỡ ván khuôn là hợp lý?
Cốp pha giàn giáo chỉ được tháo dỡ sau khi bê tông đạt được độ cứng lý tưởng nhất, chịu được trọng lượng của chính nó và các tải trọng tác động trong quá trình thi công và sau thi công. Tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần chú ý kỹ thuật, tránh ứng suất đột ngột, va chạm mạnh và trực tiếp đến kết cấu bê tông. Một số bộ phận cốp pha, giàn dáo không chịu lực sau khi bê tông đóng rắn, có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ > 50%daN/cm2. Trường hợp kết cấu bê tông ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đủ mác thiết kế. Điểm này rất quan trọng!
Cách tháo dỡ cốp pha, giàn dáo:
– Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm dưới lớp đổ bê tông.
– Tháo từng bộ phận cột chống và cốp pha, giữ lại cột chống an toàn cách nhau 3m.
– Với cốp pha giàn giáo chịu lực của kết cấu, chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày) với bản dầm, vòm có khẩu độ < 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m, đạt cường độ 90% với bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m. Cần lưu ý đúng kỹ thuật để quá trình nghiệm thu diễn ra nhanh, gọn, lẹ.